Mỹ có thể không kích vào Syria bằng tên lửa
trong ba ngày, bắt đầu từ ngày mai, sau khi quốc gia Trung Đông bị cáo buộc sử
dụng vũ khí hóa học làm chết hàng trăm người.
Tên lửa Mỹ nhiều khả
năng sẽ được phóng từ các tàu khu trục hoặc tàu ngầm của hải quân ở biển Địa
Trung Hải. Washington đang triển khai 4 tàu khu trục đến gần Syria, quốc gia
nằm ở bờ đông của vùng biển trên, bao gồm USS Barry, USS Mahan, USS Ramage và
USS Gravely. NBC News dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho
biết, Bộ Quốc phòng đã vạch ra kế hoạch tấn công Syria với các mục tiêu xác
định, trong ba ngày. Sau đó, các nhà chiến lược có thể tiến hành đánh giá và
nhắm đến những mục tiêu đã bị bỏ sót ở các đợt tấn công tiếp theo.
Các tên lửa Tomahawk của
Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả
những ô cửa sổ cụ thể. Chúng cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu ở phía tây
Syria, cách xa của Địa Trung Hải.
Tên lửa Tomahawk phóng đi từ một tàu chiến Mỹ trên biển Địa Trung hải. Ảnh: AFP.
Hôm qua, tàu khu trục có
tên lửa dẫn đường thứ 5 của Mỹ, USS Stout, cũng đã tiến vào biển Địa Trung Hải,
thông qua eo Gibraltar, nhưng giới chức cho hay chiến hạm này sẽ không tham gia
vào cuộc không kích nào bằng tên lửa hành trình.
"4 tàu khu trục đã
vào vị trí có số tên lửa nhiều hơn mức cần thiết", một quan chức nói.
Giới chức Washington cho
hay việc không kích vào Syria nhằm gửi một thông điệp đến chính quyền nước này,
chứ không nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad hay làm tê liệt quân đội
của ông.
Chính phủ của ông Assad
bị tố cáo tấn công bằng khí độc vào các thành lũy của phe đối lập ở ngoại ô
Damascus hôm 21/8, làm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, trong đó có nhiều
trẻ em, thiệt mạng. Trong khi tình báo Mỹ đang khẩn trương điều tra cáo buộc trên
và sẽ công bố bản đánh giá chính thức trong tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố
chính quyền ông Assad rõ ràng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Ngoại trưởng John Kerry
hôm 26/8 lên án cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria là vô đạo đức và cáo
buộc chính quyền Assad không những sử dụng chất độc hóa học mà còn che đậy bằng
chứng.
Tổng thống Pháp Francois
Hollande cho biết nước này đã "sẵn sàng để trừng phạt" những kẻ đứng
sau các vụ tấn công hóa học. Ông sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Syria
vào ngày mai.
Nhấn mạnh tính cấp bách
của tình hình mà các lãnh đạo thế giới đang phải đối mặt, Thủ tướng Anh David
Cameron cũng đã triệu tập quốc hội dù các nghị sĩ đang trong kỳ nghỉ và
sẽ tổ chức bỏ phiếu về hành động đối phó với Syria vào ngày mai.
Tổng thống Barack Obama
hôm qua tiếp tục trao đổi về khủng hoảng ở Syria qua điện thoại với Thủ tướng
Cameron, cuộc gọi thứ hai của hai nhà lãnh đạo trong vòng những ngày qua. Tổng
thống Mỹ cũng thảo luận với lãnh đạo các nước Australia, Canada và Pháp.
Tại Cairo, Liên đoàn
Arab cũng cho rằng ông Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công gây nghi ngờ
này. Qatar, Saudi Arabia và nhiều nước khác lên án việc sử dụng vũ khí hóa học.
Sự ủng hộ từ Liên đoàn Arab, dù chỉ hạn chế, cũng có ý nghĩa quan trọng về ngoại
giao đối với việc phương Tây không kích Syria. Hành động thông qua Liên Hợp
Quốc là không thể vì Nga, đồng minh của chính quyền Assad, có quyền phủ quyết
trong Hội đồng Bảo an.
Mỹ có thể không kích vào Syria bằng tên lửa
trong ba ngày, bắt đầu từ ngày mai, sau khi quốc gia Trung Đông bị cáo buộc sử
dụng vũ khí hóa học làm chết hàng trăm người.
Tên lửa Mỹ nhiều khả
năng sẽ được phóng từ các tàu khu trục hoặc tàu ngầm của hải quân ở biển Địa
Trung Hải. Washington đang triển khai 4 tàu khu trục đến gần Syria, quốc gia
nằm ở bờ đông của vùng biển trên, bao gồm USS Barry, USS Mahan, USS Ramage và
USS Gravely. NBC News dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho
biết, Bộ Quốc phòng đã vạch ra kế hoạch tấn công Syria với các mục tiêu xác
định, trong ba ngày. Sau đó, các nhà chiến lược có thể tiến hành đánh giá và
nhắm đến những mục tiêu đã bị bỏ sót ở các đợt tấn công tiếp theo.
Các tên lửa Tomahawk của
Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả
những ô cửa sổ cụ thể. Chúng cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu ở phía tây
Syria, cách xa của Địa Trung Hải.

Tên lửa Tomahawk phóng đi từ một tàu chiến Mỹ trên biển Địa Trung hải. Ảnh: AFP.
|
|
Hôm qua, tàu khu trục có
tên lửa dẫn đường thứ 5 của Mỹ, USS Stout, cũng đã tiến vào biển Địa Trung Hải,
thông qua eo Gibraltar, nhưng giới chức cho hay chiến hạm này sẽ không tham gia
vào cuộc không kích nào bằng tên lửa hành trình.
"4 tàu khu trục đã
vào vị trí có số tên lửa nhiều hơn mức cần thiết", một quan chức nói.
Giới chức Washington cho
hay việc không kích vào Syria nhằm gửi một thông điệp đến chính quyền nước này,
chứ không nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad hay làm tê liệt quân đội
của ông.
Chính phủ của ông Assad
bị tố cáo tấn công bằng khí độc vào các thành lũy của phe đối lập ở ngoại ô
Damascus hôm 21/8, làm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, trong đó có nhiều
trẻ em, thiệt mạng. Trong khi tình báo Mỹ đang khẩn trương điều tra cáo buộc trên
và sẽ công bố bản đánh giá chính thức trong tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố
chính quyền ông Assad rõ ràng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Ngoại trưởng John Kerry
hôm 26/8 lên án cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria là vô đạo đức và cáo
buộc chính quyền Assad không những sử dụng chất độc hóa học mà còn che đậy bằng
chứng.
Tổng thống Pháp Francois
Hollande cho biết nước này đã "sẵn sàng để trừng phạt" những kẻ đứng
sau các vụ tấn công hóa học. Ông sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Syria
vào ngày mai.
Nhấn mạnh tính cấp bách
của tình hình mà các lãnh đạo thế giới đang phải đối mặt, Thủ tướng Anh David
Cameron cũng đã triệu tập quốc hội dù các nghị sĩ đang trong kỳ nghỉ và
sẽ tổ chức bỏ phiếu về hành động đối phó với Syria vào ngày mai.
Tổng thống Barack Obama
hôm qua tiếp tục trao đổi về khủng hoảng ở Syria qua điện thoại với Thủ tướng
Cameron, cuộc gọi thứ hai của hai nhà lãnh đạo trong vòng những ngày qua. Tổng
thống Mỹ cũng thảo luận với lãnh đạo các nước Australia, Canada và Pháp.
Tại Cairo, Liên đoàn Arab cũng cho rằng ông Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công gây nghi ngờ này. Qatar, Saudi Arabia và nhiều nước khác lên án việc sử dụng vũ khí hóa học. Sự ủng hộ từ Liên đoàn Arab, dù chỉ hạn chế, cũng có ý nghĩa quan trọng về ngoại giao đối với việc phương Tây không kích Syria. Hành động thông qua Liên Hợp Quốc là không thể vì Nga, đồng minh của chính quyền Assad, có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
0 Bình luận.:
Đăng nhận xét