Sử gia-kinh tế Đặng Phong:
“Chính quyền Sài Gòn trước 1975 tham nhũng ghê gớm, đó là một trong các nguyên nhân lớn của sự sụp đổ."
“Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm..., Ngô Đình Diệm là ông quan của triều đại phong kiến. Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn... Rất tiếc chúng ta xóa bỏ bộ máy điều hành kinh tế miền Nam nhanh quá. Tới Đại hội Đảng VI đã ghi nhận sai lầm do chủ quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã ra đi”
“Chính sách đổi mới bắt đầu năm nào?...Chính xác là cuối năm 1978. Các ông chuyên gia đều nói là đổi mới kinh tế bắt đầu năm 1986!”
Về ban lãnh đạo cộng sản sau đại hội 8 ông nói: "Không có sao nào sáng cả, chỉ có sao mờ...Không ổn, không thể duy trì một chế độ chuyên chính với những lãnh tụ mờ nhạt"
“Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới. Sự ra đời của tầng lớp này là cần thiết, chứ với chỉ “lực lượng lao động hợp tác xã” thì chết. Nhưng đó phải là một tầng lớp hữu sản có văn hóa và có lương tâm. Con đường ra đời giai cấp này trên thế giới khác ta- bằng cách cướp bóc thuộc địa, gây chiến tranh. Ở ta, ra đời bằng cách đánh đổ giai cấp tư sản cũ - nằm trong diễn biến chung của các nước xã hội chủ nghĩa.”
“Tư duy kinh tế sắp tới là tư duy thiết kế những hàng rào thông minh, tập trung xây dựng hàng rào tích cực, để mỗi cá nhân muốn xấu cũng không xấu được, làm điều tốt cho bản thân nhưng phải tốt cho xã hội. Và những vị trí quan trọng phải dành chỗ cho những bộ óc thông minh. ”
“Lương tâm của không ít cán bộ không còn trong sáng như xưa. Trước đây sai cũng vì dân, biết là sai nhưng vì lợi ích của dân thì vẫn làm. Nhưng bây giờ biết sai nhưng vì lợi ích cá nhân mà vẫn cứ làm. Đó là sai phạm, không phải sai lầm.”
“Về tham nhũng (ở Chính quyền Hà Nội), tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.”
“Tôi làm tốt phận sự của mình, đắp bờ vùng bờ thửa để sống cho tử tế. Tôi đấu tranh từ bản thân mình trước, nhà tôi không có cửa, tiền để trong ngăn kéo, sinh viên có thể lấy tiêu. Chủ nghĩa xã hội có lẽ ở trong ngôi nhà của tôi.”
Về Võ Văn Kiệt: "Hắn có tiếng nói và muốn nói, mình có những điều cần nói nhưng khó nói và nếu nói được cũng không có tác dụng bằng nếu hắn nói. Đó là một hợp đồng.”
“Chế độ này, nó vô lý, nó vớ vẩn thực đấy nhưng nó vẫn kéo dài, bởi vì những người có thể thay đổi, nghĩa là những người cầm quyền, thì không muốn thay đổi, còn những anh muốn thay đổi thì không dám đấu tranh để thay đổi. Hèn cả, ai cũng hèn, tôi cũng hèn!”
Về vận động cho dân chủ: “Tôi có một kinh nghiệm rằng đừng nổi nóng, đừng vội quy kết ta-địch, mình có sai lầm thì thừa nhận, sửa chữa - sự tử tế là cách thuyết phục nhau tốt nhất.”
“Phải quy tụ được anh em trong mọi môn ngành. Dân chủ đa nguyên thì ai cũng phải đồng ý rồi nhưng điều cốt lõi là phải thực hiện cho được hoà giải và hoà hợp dân tộc để chuyển hoá về dân chủ một cách hoà bình, hợp tình hợp lý, nếu không thì không có tương lai.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/ Đặng_Phong
“Chính quyền Sài Gòn trước 1975 tham nhũng ghê gớm, đó là một trong các nguyên nhân lớn của sự sụp đổ."
“Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm..., Ngô Đình Diệm là ông quan của triều đại phong kiến. Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn... Rất tiếc chúng ta xóa bỏ bộ máy điều hành kinh tế miền Nam nhanh quá. Tới Đại hội Đảng VI đã ghi nhận sai lầm do chủ quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã ra đi”
“Chính sách đổi mới bắt đầu năm nào?...Chính xác là cuối năm 1978. Các ông chuyên gia đều nói là đổi mới kinh tế bắt đầu năm 1986!”
Về ban lãnh đạo cộng sản sau đại hội 8 ông nói: "Không có sao nào sáng cả, chỉ có sao mờ...Không ổn, không thể duy trì một chế độ chuyên chính với những lãnh tụ mờ nhạt"
“Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới. Sự ra đời của tầng lớp này là cần thiết, chứ với chỉ “lực lượng lao động hợp tác xã” thì chết. Nhưng đó phải là một tầng lớp hữu sản có văn hóa và có lương tâm. Con đường ra đời giai cấp này trên thế giới khác ta- bằng cách cướp bóc thuộc địa, gây chiến tranh. Ở ta, ra đời bằng cách đánh đổ giai cấp tư sản cũ - nằm trong diễn biến chung của các nước xã hội chủ nghĩa.”
“Tư duy kinh tế sắp tới là tư duy thiết kế những hàng rào thông minh, tập trung xây dựng hàng rào tích cực, để mỗi cá nhân muốn xấu cũng không xấu được, làm điều tốt cho bản thân nhưng phải tốt cho xã hội. Và những vị trí quan trọng phải dành chỗ cho những bộ óc thông minh. ”
“Lương tâm của không ít cán bộ không còn trong sáng như xưa. Trước đây sai cũng vì dân, biết là sai nhưng vì lợi ích của dân thì vẫn làm. Nhưng bây giờ biết sai nhưng vì lợi ích cá nhân mà vẫn cứ làm. Đó là sai phạm, không phải sai lầm.”
“Về tham nhũng (ở Chính quyền Hà Nội), tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.”
“Tôi làm tốt phận sự của mình, đắp bờ vùng bờ thửa để sống cho tử tế. Tôi đấu tranh từ bản thân mình trước, nhà tôi không có cửa, tiền để trong ngăn kéo, sinh viên có thể lấy tiêu. Chủ nghĩa xã hội có lẽ ở trong ngôi nhà của tôi.”
Về Võ Văn Kiệt: "Hắn có tiếng nói và muốn nói, mình có những điều cần nói nhưng khó nói và nếu nói được cũng không có tác dụng bằng nếu hắn nói. Đó là một hợp đồng.”
“Chế độ này, nó vô lý, nó vớ vẩn thực đấy nhưng nó vẫn kéo dài, bởi vì những người có thể thay đổi, nghĩa là những người cầm quyền, thì không muốn thay đổi, còn những anh muốn thay đổi thì không dám đấu tranh để thay đổi. Hèn cả, ai cũng hèn, tôi cũng hèn!”
Về vận động cho dân chủ: “Tôi có một kinh nghiệm rằng đừng nổi nóng, đừng vội quy kết ta-địch, mình có sai lầm thì thừa nhận, sửa chữa - sự tử tế là cách thuyết phục nhau tốt nhất.”
“Phải quy tụ được anh em trong mọi môn ngành. Dân chủ đa nguyên thì ai cũng phải đồng ý rồi nhưng điều cốt lõi là phải thực hiện cho được hoà giải và hoà hợp dân tộc để chuyển hoá về dân chủ một cách hoà bình, hợp tình hợp lý, nếu không thì không có tương lai.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/
0 Bình luận.:
Đăng nhận xét