728x90 AdSpace

  • Tin NÓNG

    Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

    Ngón đòn cấm vận vào Nga

    Kinh tế Nga lao đao vì lệnh cấm vận của Mỹ, EU và nhóm G7
    Như chúng ta đã biết đòn cấm vận thứ 1 thứ 2 và thứ 2 mở rộng tưởng chừng như không có sức nặng đối với nền kinh tế Nga trong ngắn hạn nhưng nó đã làm dòng vốn được rút ra khỏi Nga 70 tỷ USD đồng nội tệ mất giá kinh tế không tăng trưởng thậm chí tăng trưởng âm. Tổ chức Standard&Poor’s hạ chỉ số tín nhiệm về rác. Ngân hàng trung ương trong một tuần đầu của lệnh cấm vận đã liên tục bơm ra thì trường mỗi ngày 10 tỷ USD để cứu đông nội tệ. Một số công ty của Mỹ đã rút, không tái đầu tư mở rộng, một số công ty thực hiện tiếp tục vì sự cam kết với CP Nga. Người ta dự tính trong năm nay dòng vốn rút ra có thể lên tới trăm tỷ USD. Dòng vốn ở đây được hiểu là thiết bị máy móc, công nghệ và tài chính khi đó trên đất nước Nga chỉ còn lại nhà xưởng trống rỗng, những cán bộ công nhân viên thất nghiệp. Người Nga luôn tự tin vào nguồn năng lượng vô tận, sự trói buộc, liên đới kinh tế, sự phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga. Nếu Nga cắt nguồn cung năng lượng EU sẽ lấy từ đâu ra. Chính vì thế họ tiếp tục thực hiện giấc mơ Đại Nga khôi phục lại LX cũ. Họ liên tục gây sức ép về đường ngoại giao, hỗ trợ vũ khí, chiến binh cho phe thân Nga để ép Ucraina hỗn loạn gây nội chiến khi đó Nga nghiễm nhiên ngồi cửa trên để đàm phán. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy. TT Mỹ đã đi một vòng Châu Âu thuyết phục đồng minh về lệnh cấm vận tiếp theo sau đó bay sang Trung Đông thuyết phục Arapxeut có thể cung cấp số dầu mỏ nếu Nga không cung cấp cho thị trường Châu Âu. Cú sáp nhập Crum như một cái tát đối với Nato. Niềm tự hào, sự tin tưởng của đồng minh đối với Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng. Nếu Nato vẫn phất tay thổi còi tất cả đồng mình không còn tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Mỹ, khủng bố nổ ra khắp nơi đe dọa hòa bình và an ninh trên toàn thế giới. Trước tình hình đó Mỹ đã huy động lực lượng quân đội chưa từng có trong tiền lệ kể cả khi đang còn trong thời kỳ chiến tranh lạnh áp sát biên giới Nga. Bà Merkel sau thời gian lưỡng lự đã bay sang Mỹ hội đàm cùng Ông Obama chủ đề ngày hôm đó là bàn về Ucraina. Lệnh cấm vận thứ 2 mở rộng là một đòn mạnh đánh vào nền kinh tê và quân sự của Nga. Về ngắn hạn có thể chưa phát huy tác dụng nhưng về lâu dài Nga sẽ bị cô lập hoàn toàn. Một người bạn rất thân của Nga là Iran khuyên NGa không nên để đòn cấm vận thứ 3 được thực hiện vì khi đó Nga cũng giống như Iran. Tài nguyên không bán được, kiểu như đổi dầu lấy lương thực ước, ngân sách thâm hụt (vì 2/3 ngân sách của Nga dựa vào bán tài nguyên) giấc mơ nâng cấp quân sự của Nga sẽ không thành hiện thực. Từ năm 2014 đến 2020 Nga sẽ chi cho quân sự 600 tỷ USD để nâng cấp 2/3 quân đội lên chuẩn hiện đại.
    Lệnh cấm vận thứ 2 mở rộng nặng nề nhất là nhằm vào những Ngân hàng thuộc năng lượng, những Tập đoàn Cty về xây dựng của Gazprom và Rosneft. Đến mức Gazprom phải thốt lên rằng “các tổ chức tín dụng không cung cấp tài chính để khai thác những mỏ mới và việc xây dựng bị đình trệ nghiêm trọng “Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ cao vào Nga. Hiện nay Nga đang có quan hệ hợp tác với hàng trăm công ty quân sự của Mỹ và EU. Mỹ tố cáo Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức xây dựng một Trung tâm huấn luyện tác chiến mô phỏng ở Mulino thuộc vùng tây nam của Nga. Trung tâm này có khả năng huấn luyện đến 30.000 binh sĩ Nga mỗi năm. Hiên nay QUân sự Nga phải nhập rất nhiều linh kiện điện tử, những hạt nhựa làm cửa kính của máy bay chiên đâu, những vật liệu sản xuất áo giáp chống đạn của Anh và Đức, Tập đoàn Thales của Pháp và động cơ tên lửa, động cơ An, Mi, bánh răng của máy tàu chiến của Ucraina.. những sản phẩm của niềm tự hào quân sự Nga như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là T50, máy bay ném bomg tàng hình Pak-DA, tàu ngàm chiến lược hạt nhân Yasen, Borey hay tên lửa chiến lược Bulava khó thành hiện thực như ý muốn. Nếu Nga vẫn tiếp tục quấy rối Ucraina gói trừng phạt toàn phần sẽ được áp dụng (hiện nay đã mở phong bì và đặt trên bàn). Năm 2016 một số nước châu Âu như Hà Lan, Pháp hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp năng lượng. Đức sẽ giảm phụ thuộc vào Nga. Hiện nay Mỹ bắt đầu xây cầu cảng dung cho những tàu vận tải lớn. Iran có thể sẽ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy lệnh rỡ bỏ cấm vận có thông tin họ đang chào giá Gaz là 180 USD/1000 m3. Như vậy trong bối cảnh hiện nay thị trường tại Châu Âu của Nga ngày càng thu hẹp.
    • Bình Luận trên Blogger
    • Bình Luận trên Facebook

    0 Bình luận.:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: Ngón đòn cấm vận vào Nga Rating: 5 Reviewed By: Tolian_hoang
    Scroll to Top