728x90 AdSpace

  • Tin NÓNG

    Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

    Một số thuật ngữ chính trị

    Thời gian gần đây một số các Blogger bị bắt, bị giam và bị tù đày hay vướng vào LAO LÝ.Lý do chủ yếu là dính với cái tội "bất đồng chính kiến-theo quan niệm của của phe dân chủ tự do và văn minh" "Phản động- theo quan điểm và tên đặt của CNXH"
     
     - Chúng hay nghe, hay nói một số từ đề cập trên như là một sự mặc định- hay còn gọi là KHẨU NGỮ, chứ ít ai nghiên cứu nội dung và cách dùng đã đúng hay chưa. Nên tôi mạo muội đưa lên các giải nghĩa từ điển:

    1. BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN (DISSIDENT): Là người có quan điểm không đồng thuận với một tư tưởng, học thuyết, chính sách, hoặc hệ thống quản lý cai trị của một chính quyền. Những người bất đồng chính kiến khi kết hợp lại với sức mạnh của tổ chức có thể tạo nên các cuộc cách mạng. Hầu hết các cuộc cách mạng ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều nhen nhóm bắt đầu từ những người bất đồng chính kiến. Bất đồng chính kiến là một yếu tố đương nhiên của mọi xã hội. Tuy nhiên, tùy theo "mức độ bất đồng" và tùy theo "mức độ độc tài của chế độ" mà người bất đồng chính kiến được coi là (1) yếu tố để thúc đẩy phát triển, (2) cái gai trong mắt nhưng tồn tại hơp pháp; hay (3) nguy hiểm, cần phải tiêu diệt.
    2. PHẢN BỘI TỔ QUỐC (TREASON): Là tội trạng làm phương hại đến vận mệnh quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù của dân tộc, ủng hộ và tham gia các cuộc chiến chống lại dân tộc.
    3. PHẢN ĐỘNG (REACTIONARY): Chống lại sự thay đổi được cho là tất yếu của xã hội.
    A. Từ "Phản động" bắt nguồn từ cuộc cách mạng Pháp (réactionnaire), là từ được dành cho những kẻ ủng hộ chế độ quân chủ (nhà vua), đi ngược lại trào lưu cách mạng, tiến hóa, văn minh. Từ Phản Động ám chỉ tư tưởng lạc hậu, chỉ khư khư ôm lấy hào quang quá khứ, không chịu vận động, không chịu chấp nhận sự thay đổi, bảo thủ, trì trệ, lỗi thời, không tiến kịp với tầm phát triển và thay đổi của thế giới.
    B. Vào thời kỳ đối đầu của hai tư tưởng Xã Hội chủ nghĩa và Tư Bản chủ nghĩa, những người cộng sản tin rằng lý tưởng cộng sản là đường đi tất yếu của phát triển, thế giới nhất định sẽ tiến lên theo con đường này. Chính vì thế, họ coi phe tư bản là Phản Động, tức là không chịu chấp nhận tính tất yếu của chủ nghĩa Cộng sản, chỉ đứng im, không chịu nhúc nhích, cử động theo đà phát triển của thế giới.
    C. Sau khi khối Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, từ Phản Động vẫn tiếp tục được dùng ở một số ít quốc gia còn bám trụ với tư tưởng này (trong đó có Việt Nam) để chỉ những kẻ chống lại mục tiêu (tất yếu) của Chủ nghĩa cộng sản, hoặc chính xác hơn là chống lại chính quyền đi theo tư tưởng Cộng sản.


    Việc coi ai, tổ chức nào là Phản Động phụ thuộc vào việc cá nhân hoặc tổ chức đó (1) có tư tưởng đổi mới, tức là không Phản Động, hoặc (2) chống lại những sự biến đổi phát triển tất yếu của thế giới, tức là thành Phản Động. Hiểu nôm na: Thằng "đứng im" là thằng Phản Động.
    • Bình Luận trên Blogger
    • Bình Luận trên Facebook

    0 Bình luận.:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: Một số thuật ngữ chính trị Rating: 5 Reviewed By: Tolian_hoang
    Scroll to Top